Hiểm họa khôn lường từ muỗi có thể bạn chưa biết

 Muỗi là vật trung gian truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm dễ lây lan trong cộng đồng. Không phải tất các các loại muỗi khi đốt người đều gây bệnh, và mỗi vùng miền cũng chỉ xuất hiện một vải chúng loại muỗi khác nhau, có nhiều bệnh truyền nhiễm không lây lan qua đường muỗi đốt, …

Chính vì vậy mà việc hiểu rõ muỗi đốt truyền bệnh như nào, những loại muỗi nào khi đốt sẽ truyền bệnh, các biện pháp phòng tránh bị muỗi đốt, … là việc làm hết sức cần thiết.

Một số loài muỗi và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi

Muỗi vằn

  • Muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti
  • Muỗi vằn là trung gian truyển nhiễm nhiều bệnh như sốt xuất huyết, viêm não, giun chỉ và một số các bệnh do virus khác.
  • Muỗi vằn chủ yếu đẻ trứng ở chum, vại nước và các vật dụng hỏng có chứa nước.

 

Muỗi vằn

Muỗi vằn

 

Muỗi đòn xóc (Anopheles)

Muỗi đòn xóc chủ yếu truyền bệnh soote rét với 3 loài chính

  • Anopheles minimus hoạt động ở các vùng rừng núi trên toàn quốc
  • Anopheles dirus hoạt động chủ yếu ở các vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc trở vào Nam
  • Anopheles sundaicu hoạt động chủ yếu ở vùng ven biển nước lợ từ Phan Thiết trở vào.

Muỗi đòn xóc có hoạt động chích đốt máu suốt đêm, đỉnh cao là từ khoảng 22 giờ tối đên 3 giờ sáng.

 

Muỗi Anopheles

Muỗi Anopheles

 

Muỗi Culex Tritaeniorhynchu

Loài muỗi nàu là trung gian truyền bệnh viêm não B Nhật Bản, gặp nhiều ở vùng nông thôn, làng mạc nơi có nhiều ao, hồ.

 

Muỗi Culex Tritaeniorhynchu

Muỗi Culex Tritaeniorhynchu

 

Muỗi Haemagogus và Sabethes

Loài muỗi này là trung gian truyền nhiễm bệnh vàng da ở vùng rừng rậm thuộc Trung và Nam Mỹ.

 

Muỗi Haemagogus

 

Những căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra

Muỗi là trung gian truyền nhiễm rất nhiều bệnh nguy hiểm, dưới đây là một số bệnh phổ biến

Bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh do virus Dengue gây nên, do muỗi vằn là trung gian truyền bệnh. Biểu hiện thường gặp của bệnh đó là sốt cao, xuất huyết dưới da, niêm mạc hoặc trụy tim mạch, dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng mực.

Muỗi vằn thường hút máu rơ nhiệt độ trên 23 độ C, chính vì vậy mà dịch sốt xuất huyết chủ yếu xuất hiện vào mùa hè và hay gặp ở các tỉnh phía Nam.

 

Bệnh sốt xuất huyết

 

Khi muỗi cái Aedes hút máu từ bệnh nhân nhiễm virus Dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 – 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, khi muỗi đốt hút màu người thì sẽ có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi virus được truyền vào cơ thể người, chúng tồn tại trong máu từ 2 – 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi vằn hút máu từ người thì virus sẽ được truyền cho muỗi.

Người là ổ chứa virus Dengue chính. Tuy nhiên, gần đây người ta đã phát hiện ở Malaysia có loài khỉ sống ở các khu rừng nhiệt đới cũng có mang loại virus này.

Bệnh sốt rét

Sốt rét là bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên, muỗi Anophles là trung gian truyền bệnh. Sốt rét có biểu hiện là sốt và thiếu máu trầm trọng do hồng cầu bị phá hủy, cơn sốt rét ác tính có thể dẫn đến tử vong, gây tổn hại rất nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Do đặc tính muỗi Anophles chỉ phân bổ ở vùng rừng núi nên bệnh sốt rét thường xuất hiện ở các vùng núi và vùng ven sông do muỗi di chuyển trên bè mảng, bám trên các vật trôi nổi do mưa lúc ở trên sông.

 

Bệnh sốt rét

 

Khi ra khỏi vùng sốt rét, người bị sốt rét vấn sẽ bị những cơn sốt rét, tuy nhiên mức độ sẽ nhẹ dần và tùy từng chủng loại sốt rét mà bệnh có thể tự hết sau 3 – 5 năm nếu không bị nhiễm thêm ký sinh trùng sốt rét.

Ký sinh trùng sốt rét còn có thể lây lan trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi thực hiện truyền máu hoặc dùng chung ống kim tiêm có dính máu người bệnh.

Bệnh giun chỉ

Bệnh giun chỉ hay còn được gọi là bệnh chân voi, đây là bệnh nhiễm ấu trùng giun chỉ, giun trưởng thành sống trong hệ thống bạch huyết làm tắc nghẽn mạch bạch huyết khiến phù to hai chi dưới và đái ra dưỡng trấp (nước tiểu có màu đục như nước vo gạo).

Giun chỉ bạch huyết được truyền từ người này sang người khác qua trung gian là muỗi. Khi người bình thường bị muỗi có chứa ký sinh trùng đốt, khi đó ký sinh trùng sẽ xâm nhập qua da và từ đó chúng đi vào trong cơ thể. Tiếp đó, ấu trùng giun chỉ di chuyển vào hệ bạch huyết, ở đó chúng phát triển thành giun trưởng thành trong hệ thống bạch huyết của con người, người chính là ký chủ vĩnh viễn của ấu trùng.

 

Bệnh giun chỉ

 

Ấu trùng giun chỉ xuất hiện ở máu ngoại vi vào ban đêm và do đó muỗi đốt sẽ nhiễm ấu trùng.

Chu kỳ phát triển của giun chỉ bạch huyết trải qua hai ký chủ: người và muỗi. Người là ký chủ vĩnh viễn, muỗi là ký chủ trung gian chứa giai đoạn ấu trùng.

Muỗi chit nhiễm ấu trùng giun chỉ khi hút máu người bệnh vào ban đêm. Ấu trùng vào cơ thể muỗi, thoát vỏ xuyên qua thành dạ dày đến cơ ngực muỗi. Sau đó chuyển thành ấu trùng sau hai lần lột xác và di chuyển đến vòi muỗi, và sẽ có khả năng lây nhiễm sang người bình thường khi bị muỗi hút máu.

Bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là một nhiễm trùng của hệ thần kinh trung ương.

Tác nhân chính truyền bệnh này đó là muỗi Culicinea tritaeniorhyunchus, loài muỗi này thường xuất hiện ở vùng nông thôn nơi có nhiều ao, hồ. Người là ký chủ trpng chu trình truyền bệnh và tỉ lệ trẻ em mắc viêm não Nhật Bản thường nhiều hơn người trưởng thành.

 

Bệnh viêm não Nhật Bản

 

Bệnh sốt vàng da

Bệnh sốt vàng da là chứng bệnh do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây nên. Đây là một chứng bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng nghiêm trọng tại châu Phi và Nam Mỹ.

 

Bệnh vàng da

 

Biện pháp xử lý khi bị muỗi đốt và cách phòng tránh bệnh do muỗi gây ra

Khi bị muỗi đốt, nhất là ở trẻ em có làn da nhạy cảm sẽ để lại các vết sưng đỏ hoặc ngứa ngáy, khó chịu, khi đó cần phải bôi các loại thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc chứa corticoid để làm dịu vết ngứa và hạn chế gãi gây chày, xước vết ngứa.

  • Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh, loại bỏ các chum vại, thùng chứa nước đọng để hạn chế loăng quăng, bọ gậy sinh sôi.
  • Phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi chu kỳ 6 tháng/lần
  • Đốt hương muỗi và các loại tinh dầu trong phòng giúp đuổi muỗi hiệu quả.
  • Ngủ có mắc màn tẩm thuốc diệt muỗi.

 

phong-chong-muoi-hieu-qua-voi-cua-luoi-chong-muoi.jpg

Lắp đặt cửa lưới chống muỗi chính là biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng chống muỗi đốt

 

Một biện pháp phòng chống muỗi hiệu quả được nhiều người ưa chuộng hiện nay đó chính là sử dụng cửa lưới chống muỗi. Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm, an toàn cho người sử dụng. Liên hệ ngay đến Hotline của Cửa Hoàng Minh nếu bạn cần tư vấn chi tiết.

____________________

Cửa lưới chống muỗi Hoàng Minh - Cửa lưới thông minh, khắc tinh ruồi, muỗi

Cửa lưới chống muỗi Hà Nội

Hà Nội: Số nhà 25B, Ngõ 307, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Hà Nội: Số 325 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 02433 506 885 - 0943.642.356

Email: hoangminh2891@gmail.com

Website: https://cuahoangminh.com

Cửa lưới chống muỗi Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh: Số 70 phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

VPĐD: 169 Kha Vạn Cân, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0973 046 515 - 0904 803 805

Email: hoangminh2891@gmail.com

Website: https://cuahoangminh.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân loại cửa lưới chống muỗi

Một số loại cửa lưới chống muỗi phổ biến trên thị trường

Làm thế nào để gia tăng tuổi thọ cho cửa lưới chống muỗi?