Bảo vệ con trẻ khỏi nỗi sợ kiến ba khoang

Cửa lưới chống côn trùng giúp bảo vệ bạn và gia đình, đặc biệt là con trẻ khỏi kiến ba khoang và các loại côn trùng gây hại khác như ruồi, muỗi, bọ rầy,…
Trong một vài năm trở lại đây, kiến ba khoang trở thành nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ. Chúng có mặt khắp mọi nơi,kể cả nhà ở và gây hại cho con người. Kiến ba khoang gây ra hậu quả gì và làm thế nào để phòng tránh?

Đặc điểm nhận dạng kiến ba khoang

  • Kiến ba khoang có nhiều tên gọi như kiến lác, kiến hoang, kiến cong,…có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc bộ cánh cứng, lớp côn trùng.
Khi bị kiến ba khoang đốt thường gây phồng rộp, ngứa rát rất khó chịu
  • Kiến ba khoang có thân mình thon, dài như hạt thóc, thân mình chia ra khoang đen và vàng đỏ hoặc cam sậm. Thân mình thường có màu vàng đỏ giống kiến lửa.
  • Loài này có 3 đôi chân, bụng có đốt, trong đó có 1 đốt màu đỏ, chúng bay và chạy rất nhanh nên nhiều khi con người không phát hiện ra.

Biểu hiện và hậu quả vết đốt của kiến ba khoang

  • Kiến ba khoang có chứa độc tố pederin trong cơ thể, độc tính rất mạnh, gấp nhiều lần nọc độc của rắn hổ. Lượng tiếp xúc của độc tố này đối với cơ thể không nhiều nên không thể gây chết người nhưng gây tổn thương da nghiêm trọng, đặc biệt là da trẻ em. Độc tố của kiến không chỉ tiếp xúc với con người qua đường kiến đốt, mà kiến còn có thể giải phóng chất độc khi bị tác động, chà xát,…
  • Chất độc từ kiến ba khoang gây bỏng da, viêm da nở loét, chảy mủ, loang rộng và có triệu chứng gần với bệnh zona thần kinh. Nhiều người không nhận biết được vết thương do độc từ kiến, lầm tưởng bệnh zona dẫn đến điều trị không đúng thuốc khiến da lâu khỏi, thậm chí tổn thương nghiêm trọng hơn.
  • Kiến thường đốt ở vị trí như cổ, mặt, cánh tay, cẳng tay, cẳng chân, vùng kín, hoặc tiếp xúc thông qua quần áo, khăn mặt, chăn mền,…
  • Khi tiếp xúc với độc tố từ kiến, trong 24 giờ đầu da sẽ có hiện tượng sưng và rất ngứa, sau 2–3 ngày sẽ đỏ dần, phình ra, có mụn nước nhỏ như bị phỏng sau đó sẽ vỡ ra.
  • Đặc biệt chú ý khi bị dính độc ở khu vực mắt và vùng kín. Khi phát hiện trẻ dính độc, nên lập tức rửa cho trẻ bằng nước, xà phòng nhẹ rồi đến gặp bác sĩ da liễu, không được tự ý sử dụng thuốc.

Phòng tránh kiến ba khoang với cửa lưới chống côn trùng

  • Kiến xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt vào mùa mưa, từ ruộng vườn, nhà ở, chung cư, văn phòng công ty, lớp học,… khó kiểm soát và không nên giết kiến trực tiếp vì dễ bị dính chất độc từ kiến.
  • Biện pháp phòng chống kiến hiệu quả nhất chính là sử dụng cửa lưới chống côn trùng. Cửa lưới chống côn trùng với hệ thống lưới dệt mật độ dày, các sợi lưới thủy tinh mảnh nhỏ, dẻo dai, mắt lưới nhỏ như 1 màng lọc ngăn chặn kiến ba khoang, ruồi muỗi và tất cả các loài côn trùng khác.
Cửa lưới chống côn trùng giúp ngăn chặn 99.9% kiến ba khoang xâm nhập vào không gian nhà bạn
  • Khác với các biện pháp chống côn trùng khác, cửa lưới chống côn trùng đem lại hiệu quả tuyệt đối, truyền sáng tốt, thoáng gió, lưu thông không khí giúp cho không gian sử dụng mát mẻ, trong lành, an toàn tuyệt đối.
  • Khung cửa được định hình từ các thanh inox, thép, hợp kim nhôm không han gỉ, cùng với lưới sợi thủy tinh phun nhựa tĩnh điện, chống oxi hóa, chống cháy. Cửa được phun sơn cao cấp, chống bong tróc, không sử dụng hóa chất, an toàn cho sức khỏe con người, kể cả trẻ nhỏ.
  • Cửa lưới chống muỗi thiết kế hiện đại, sang trọng, tính thẩm mỹ cao, làm đẹp cho không gian sử dụng. Tuổi thọ cửa kéo dài 8–10 năm.
Chúng tôi cung cấp sản phẩm cửa lưới chống côn trùng chất lượng cao, giá tốt, giao hàng và lắp đặt tận nơi, quý khách hàng hãy gọi ngay cho chúng tôi để bảo vệ con trẻ ngay ngày hôm nay!
Hà Nội: Số nhà 25B, Ngõ 307, Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Hà Nội: Ngõ 325 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 02433 506 885–0943.642.356
Email: hoangminh2891@gmail.com
Website: cuahoangminh.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân loại cửa lưới chống muỗi

Một số loại cửa lưới chống muỗi phổ biến trên thị trường

Làm thế nào để gia tăng tuổi thọ cho cửa lưới chống muỗi?